Bài đăng

Bài thuốc Nam dòng họ Đỗ Minh điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Hình ảnh
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã xếp nước ta vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới. Trong đó, các bệnh thường gặp nhất bao gồm: Viêm xương khớp, thoái hóa khớp, cột sống, đầu gối, thoát vị đĩa đệm,… Việc tìm ra những phương pháp cho các chứng đau nhức xương khớp hiệu quả luôn được nhiều người quan tâm. Hiện nay, nhận thức được tác hại của việc lạm dụng thuốc như “nhờn” thuốc, gây tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, nhiều người đã chuyển hướng sang các phương pháp sử dụng thảo dược nhiên nhiên kết hợp với ăn uống, luyện tập hay vật lý trị liệu. Không ít người trong số họ đã nhận được kết quả chữa bệnh khả quan và không còn phải “chung sống” với những triệu chứng đau nhức nữa. Tỷ lệ người dân mắc bệnh xương khớp ngày càng tăng cao và trẻ hóa Tại sao thảo dược thiên nhiên giúp chữa bệnh xương khớp an toàn và hiệu quả? Đâu là những loại dược liệu bệnh nhân xương khớp nên sử dụng? Dưới đây là phần giải đáp chi tiết của lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn N

Chơi hoa tết, hoa nào có độc?

Hình ảnh
Hoa thủy tiên: Hoa thủy tiên là loài hoa rất quen thuộc, thường được trồng để trang trí nhà cửa trong những ngày lễ Tết. Hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi nhưng mảnh hơn xếp hai bên. Hoa có 6 cánh, ở giữa chân của nhị đực phình to xếp sát vào nhau thành “chảu” hình chén, màu ngọc - lục nhạt. Hoa thủy tiên. Giống thuỷ tiên có cánh màu trắng gọi là “ngọc chảu ngân đài”. Giống thuỷ tiên có cánh màu vàng gọi là “ngọc chảu kim đài”. Tuy nhiên, những bông hoa này lại chứa nhiều độc tính nếu chẳng may bạn ăn phải với số lượng lớn. Đã có nhiều người lầm tưởng chúng với củ hành. Một số triệu chứng thường gặp như: chóng mặt, nôn mửa, co giật và tiêu chảy. Hoa lan chuông: Là loại hoa thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang theo những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ. Hoa nhỏ màu trắng nhưng lại mang đầy độc tính. Hoa lan chuông Chất độc có ở mọi nơi, từ đỉnh của hoa cho tới vùng nước mà chúng

Muống biển chữa cảm, sốt rét

Hình ảnh
Hỏi: Xin cho hỏi rau muống biển có công dụng chữa bệnh gì? (Trần Văn Hoài - Kiên Giang) Trả lời: Rau muống biển tên khoa học Ipomoea biloba Forsk, (Ipomoea maritima R. Br., Convolvulus pescaproe L. Batatas maritima Bojer). Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae. Mô tả cây Muống biển là một loại cây cỏ mọc bò rất dài, không mọc leo, phân rất nhiều cành, thân tím như thân rau muống ăn, nhưng đặc và không rỗng như thân rau muống, có 2 đường rãnh nông hai bên thân dọc theo chiều dài từ mấu nọ đến mấu kia. Lá mọc cách gần như nhình vuông, phía cuống hình tim, đầu hơi tròn và xẻ thành hai như hình móng chân con trâu, cuống dài 5 - 7cm có khi tới 12cm, phiến lá dài 4 - 6cm, rộng 5 - 7cm, hai mặt đều nhẵn. Lá non có hai mảnh cụp vào nhau. Hoa lớn màu hồng tím giống như hoa rau muống, mọc thành xim ít hoa ở kẽ lá, cuống chung dài 2 - 4cm, 5 nhị màu trắng đính vào cuối tràng hoa, bao phấn chia 2 ngăn nứt theo chiều dọc, tua nhị phình to phía dưới, có lông, bầu thượng. Khi ngắt lá có nhựa đục trắng ch

Vị thuốc có tên chó

Hình ảnh
Cây chó đẻ: Còn được gọi với nhiều tên khác như: chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, cam kiềm, rút đất, khao ham (Tày), tên khoa học Phyllanths urinaria L., tên đồng danh: P. amarus, P. cantoniensis Hornem., P. alatus Blume, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Sở dĩ có tên chó đẻ vì người ta quan sát thấy những con chó mẹ sau khi sinh thường đi tìm loại cây này ăn để chữa ứ huyết. Cây có tên là diệp hạ châu, vì có các hạt tròn nằm dưới lá. Ngoài ra còn có nhiều tên khác: trân châu thảo, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu... Chó đẻ là loại cây sống hàng năm hoặc sống dai, cao 20 - 30cm. Thân nhẵn, màu đỏ, thường phân nhánh nhiều. Lá mọc so le, xếp hai dãy sít nhau có hình thuôn bầu dục hay trái xoan ngược, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới hơi mốc. Hoa mọc ở nách lá, hoa đực ở ngọn cành, hoa cái đơn độc ở gốc cành. Quả nang hơi đỏ, hình cầu, có gai nhỏ, chứa 6 hạt hình tam giác, màu nâu nhạt. Mùa hoa quả tháng 4 - 8. Ở Việt Nam, chó đẻ mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi cỏ,

Mách bạn thuốc hay: chữa sốt do nắng nóng bằng quả me

Hình ảnh
Quả me là quả của cây me, quả màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng. Cùi thịt quả non rất chua trong khi cùi thịt của quả chín có vị ngọt hơn. Theo nghiên cứu hiện đại, trong quả me có nhiều vitamin C, B, khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid... giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt. Me là loại quả dân dã được bán nhiều ở các chợ nhất là vào những tháng đầu hè. Quả me không chỉ là gia vị chế biến các món ăn mát bổ trong mùa hè như canh cá, nước rau muống luộc dầm me, làm ô mai... mà còn là vị thuốc. Thuốc từ quả me rất dễ làm mà chữa bệnh lại hiệu quả. Trong Đông y, quả me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Chữa các bệnh: phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn; chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa; trị chứng hay chảy máu chân răng; chữa sốt do nắng nó

Các bài thuốc thuốc từ cây hành ta

Hình ảnh
Hành ta là gia vị của nhiều món ăn, là vị thuốc giàu dược tính. Theo Y học cổ truyền, hành ta vị thuốc còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, phong nhiệt, đau đầu, phong tê thấp... Hành hoa thuận khí an thai, chi huyết hòa trung, ích 5 tạng, giải được thuốc nóng, cá thịt độc... Tài liệu còn cho biết hành có chứa protein, chất béo, chất xơ, canxi, phospho và kali, caroten, alixin và đặc biệt hành có công năng kháng vi khuẩn, virut, nấm trong cơ thể. Hành giàu vitamin và khoáng chất, ít năng lượng. Người bị cảm cúm, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, viêm nhiễm, béo phì thừa cân, ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ đều có thể dùng hành... Chữa phụ nữ có thai bị cảm (cảm lạnh, cảm cúm, ho thở, nhiều đàm, tâm phiền bứt rứt): hành hoa cả cây 30g, hoặc thêm vỏ quít (trần bì) 12g. Sắc nước uống ấm. Chữa phụ nữ động thai (đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, có khi ra dịch màu hồng nhạt): hành hoa cả

Mướp đắng làm giảm nồng độ men gan

Hình ảnh
Sở dĩ mướp đắng có tác dụng này là vì: mướp đắng có rất nhiều nước, nước có công dụng chuyển chất độc tới thận để thải ra ngoài. Mướp đắng lại có tính hàn, bớt sinh nhiệt, giảm nhiễm độc do nóng trong. Mướp đắng còn có tác dụng tăng cường chức năng gan, nên tăng khả năng thanh thải cho cơ thể. Mướp đắng còn có kháng sinh tự nhiên, nên có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh gây độc. Mướp đắng giàu chất xơ có tác dụng kích thích vận động đường mật nên tốt cho tiết mật. Mướp đắng còn có tác dụng làm giảm nồng độ các men gan viêm như: AST, ALT (sự gia tăng các men này là một dấu hiệu cho tế bào gan đang bị viêm nặng). Mướp đắng còn được thực nghiệm chứng minh làm giảm nồng độ bilirubin trong máu (tăng bilirubin là một biểu hiện chứng tỏ gan chuyển hóa kém, đường mật đang bị tắc). Vì thế mà mướp đắng là một loại quả rất tốt để điều trị các bệnh gan mật có tác dụng lợi gan, lợi mật nên mẹ bạn hoàn toàn có thể sử dụng.